Thứ Hai, 25 tháng 5, 2009

Bút ký



MẠ ƠI!

Lê Quang Kết

Tôi đã đọc đâu đó một điều giản dị về mẹ: Anh lớn bao nhiêu tuổi, làm nên biết bao công trạng nhưng trước mẹ anh cũng chỉ là đứa con bé nhỏ vụng dại như ngày xưa mẹ yêu thương- mẹ nâng niu bú mớm dỗ dành…Mạ tôi năm nay đã cận kề tám mươi còn tôi đang bước vào lục thập, vậy mà tôi vẫn vô tâm an nhiên như không hề gì - đến nỗi chưa làm điều gì dù nhỏ cho mạ vui.

Tệ bạc đến thế chăng? Mạ không còn lâu với ông nữa đâu- ai đó thầm nhắc thúc giục… Lần này lòng dặn lòng phải nói đôi điều về Mạ Yêu Dấu…


Tôi sinh ra lớn lên ở quê ngoại, một làng nhỏ ven sông Bồ thuộc huyện Quảng Điền, Thừa Thiên. Ba tôi đi tập kết. Mạ nuôi tôi trong khổ cực với nghề hàng xáo nhỏ. Ngày đó làm hàng xáo nhọc lắm. Cứ chiều chiều mạ quang gánh hai chiếc thúng đi mua lúa, có khi xa tới năm bảy cây số. Về tới nhà chưa kịp nghỉ phải đổ lúa vào xay. Cái cối xay lúa thuở ấy giờ chỉ còn trong ký ức và gặp hiếm hoi ở các khu trưng bày làng cổ. Mất tới mấy tiếng kéo đẩy để xay xong bốn ang* lúa. Mệt lắm, cực lắm! Dân gian phải bật thốt lên thành ngữ “Xay lúa khỏi bồng em”. Tiếp tới là các thao tác: bộ**, sàng, giã, giần…Gần khuya công việc mới xong, sáng sớm mai mạ gánh gạo ra chợ bán, phần lời thường là dăm ba lon gạo mạ con đắp đổi qua ngày…Một mình mạ ngày qua tháng lại vất vả trăm chiều nuôi con chờ chồng ngày đoàn tụ…

Làm hàng xáo thiếu thốn trăm bề mạ cũng cố nuôi tôi ăn học. Con cố học dăm ba chữ để sau này đỡ vất vả, đời mạ đã không được học hành con phải bù đắp cái phần thiếu hụt kia. Có năm mạ gặp tai ương, một lần đi mua lúa ở nhà mụ Khóa bị chó cắn. Thuốc men chạy vạy nhưng vết thương cứ tái đi tái lại phải cả năm mới lành. Chiến tranh lan tới, làng quê tan tác, cuộc sống ngày càng khó khăn trên đôi vai bé nhỏ của mẹ. Ngày đó tôi mới xong bậc tiểu học.

Làng quê không yên, mạ con tôi bỏ quê lên Huế. Tôi đành phải nghỉ học. Thế nhưng với mạ- không thể thế được! Phải tiếp tục việc học dở dang? Làm gì để nuôi con ăn học giữa phố thị đông đúc nhiều người ít việc? Một phụ nữ nghéo khó, ít học- mạ tôi có thể làm gì ngoài việc chấp nhận cuộc sống giúp việc ở mướn. Mười năm đằng đẵng nhục nhằn làm người giúp việc để nuôi con nên người. Bước đường học vấn của tôi được trả giá bằng sự hy sinh vô bờ bến của mạ. Hình như cuộc sống giúp việc đã làm mạ tôi quen chịu đựng nhẫn nhục phục tùng, không muốn nhờ vả hay liên lụy đến ai. Tôi vào sư phạm và ra trường ngày đất nước thống nhất.

Mạ con tôi mừng mừng tủi tủi chờ ba trở về. Nhưng điều ngang trái đến với mạ khi biết ba có vợ con ngoài Bắc. Mạ lại cắn răng âm thầm chịu đựng. Khổ riêng mình mình chịu. Mạ không lời phàn nàn; lặng lẽ chấp nhận, lặng thầm cho số kiếp éo le . Hai mươi mốt năm ở vậy chờ chồng nuôi con giờ thành vô vọng. Mấy năm đó mạ ít nói ít cười...

Chuyện rồi cũng nguôi ngoai, mẹ quyết định về quê nội dựng căn nhà nhỏ. Mạ bảo nhỏ với tôi: “Lỗi chẳng do ai chỉ là chuyện lịch sử, đàn ông sống một mình sao đang. Tội cho ba con lắm… Giờ mạ già rồi về lo kỵ giỗ mồ mả và chăm sóc ông nội cho trọn bề dâu trưởng…”.


Hơn ba mươi bốn năm rồi tôi vẫn chưa về với mạ, chỉ thưa thớt mấy bữa phép năm; chưa một ngày phụng dưỡng. Đứa con bất hiếu cứ mãi bôn ba chen chúc lợi danh, bao lần thay đổi chỗ ở chỗ làm, bao toan tính cho gia đình vợ con, cố tìm cho mình nơi chốn yên lành… Nơi quê nhà, mạ ngày càng luống tuổi. Vu Lan sắp tới con có còn được cài nụ hồng trên ngực? Cái ngày con xa mạ đang gần. Câu chuyện ngày trước trong câu hò xứ Huế làm tôi lo âu chạnh buồn. Chuyện rằng: Có đôi vợ chồng nghèo khổ ngày mẹ mất họ chỉ lo ma chay qua quýt, câu hò họ ước nguyện trước bàn thờ vong linh mẹ : “… Hò ơ ơ ơ…Bên ướt mẹ nằm bên ráo con lăn/ Ôi… lấy chi đền nghĩa khó khăn/ Thôi… hai đứa mình lên non xắn đá xây lăng mà phụng thờ…”.

Biết con có làm được điều ấy hay không, mạ ơi?


* ang: từ địa phương một dụng cụ để đong lúa khoảng 16 kg.
**bộ: từ địa phương, cách làm cho trấu ra ngoài còn lại gạo.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2009

Tản văn...Hoa





Tản văn

HÃY NÓI ĐIỀU ẤY BẰNG HOA

Leâ Quang Keát

Bieåu töôïng cuûa hoa coù töï ngaøn xöa- coù leõ ñaõ xuaát hieän cuøng luùc vôùi nhöõng rung ñoäng ñaàu tieân trong traùi tim ngöôøi. Nhöõng böùc thö tình khoâng coøn thích hôïp ñeå baøy toû caûm xuùc cuûa con tim thì thoâng ñieäp hoa seõ laø giaûi phaùp tuyeät vôøi nhaát cho nieàm mong öôùc- cho moái giao hoøa- cho lôøi daïm ngoõ vaø tình yeâu ñoâi löùa…

Hoàng- khoâi nguyeân trong caùc loaøi hoa, chieác laù töôi xanh nhaát, maøu saéc röïc rôõ nhaát, höông thôm tinh teá nhaát. Truyeàn thuyeát Hi Laïp keå raèng: Aphrodite- vò nöõ thaàn tình yeâu ñöôïc sinh ra töø bieån, caùc ñôït soùng traéng baïc ñaàu bao phuû laáy thaân traàn cuûa naøng vaø hoùa thaønh boâng hoàng traéng khi rôi xuoáng ñaát. Vaø chính nöõ thaàn ñaõ laøm màu trắng hoa thaønh hoàng ñoû… Chaøng trai Adonis ñeïp trai maø naøng yeâu bò moät chuù lôïn loøi taán coâng- ñeå cöùu chaøng, naøng lao nhanh vaø bò gai hoàng caøo xöôùc, maùu naøng ræ ra ñaõ laøm maøu traéng thaønh hoàng. Tình yeâu nhö moät ñoùa hoàng, loaøi hoa haïnh phuùc nôû trong vöôøn ñoài. Nhöõng nuï hoàng ñoâng taây kim coå ñaõ ñính keát vöõng beàn cho bao lứa đôi tình yeâu haïnh phuùc…

Loøng anh nhö hoa höôùng döông/ Traêm nghìn ñoå laïi moät phöông maët trôøi”- ngöôøi ta laïi möôïn ñaëc tính cuûa hoa ñeå baøy toû taám loøng. Hoa noùi ñöôïc bao ñieàu maø caùc thöù khaùc khoâng theå coù ñöôïc. Hoa cuùc chaúng haïn? Khi caùc loaøi khaùc ñaõ ngöng nôû, gioù vaø möa thu baét ñaàu rôi thì cuùc laïi ñôm boâng kết cánh. Phaûi chaêng hoa cuùc muoán noùi lôøi : Laïc quan vui veû trong nghòch caûnh. Coøn caåm chöôùng ? Coù truyeàn thuyeát cho raèng töï xa xöa caåm chöôùng ñöôïc troàng treân thieân ñöôøng roài rôi xuoáng traàn gian. Neáu caåm chöôùng bò töôùc heát laù seõ laø bieåu töôïng cuûa söï choái töø thì caåm chöôùng ñoû laø “ toäi nghieäp cho traùi tim toâi” coøn caåm chöôùng vaøng laïi laø söï đố kỵ chaùn gheùt…

Hoa löu ly bieåu tröng cho moät tình yeâu chaân thaät. Nhöõng caùnh löu ly xanh tím nhoû gaén lieàn vôùi caâu chuyeän beân bôø soâng Danube. Chaøng hieäp só vôùi ngöôøi yeâu treûû daïo böôùc doïc bôø soâng. Boãng coâ nhìn thaáy moät chuøm löu ly troâi treân doøng nöôùc- naøng buoät mieäng keâu leân : Em muoán coù boâng hoa xinh ñeïp kia? Chaøng hieäp só lao nhanh xuoáng doøng nöôùc, do vöôùng söùc naëng cuûa boä giaùp- chaøng ñuoái söùc, anh neùm hoa leân bôø cho ngöôøi yeâu vaø trong hôi thôû luïi taøn anh buoâng lôøi traên troái: “xin ñöøng queân nhau”…

Vaø ngoân ngöõ hoa có hằng haø sa soá- thieân hình vaïn traïng những cảm xúc khó nói nên lời. Vôùi ngöôøi Ñaø Laït, hoa còn chứng kiến tình yêu hạnh phúc – niềm vui nỗi khổ và bao lựa chọn lo toan khác giữa cuộc đời… Tulip- lôøi baøy toû tình yeâu; Violet- tính khieâm toán söï chung thuûy; Peneùe- vaät kyû nieäm, ngöôøi hôùp hoàn toâi hay Thuûy tieân- vò kyû chæ yeâu rieâng mình; Vaïn thoï- noãi thaát voïng, söï ñau buoàn; hoa Haïnh ñaøo noùi söï chôø ñôïi thaàm laëng moûi moøn…

Moãi loaøi hoa ñeàu coù ngoân ngöõ rieâng cuûa chuùng. Ngoân töø coù khi khoâng theå ñaït tôùi söï tinh teá cuûa yù nghóa cho baèng moät loaøi hoa cuûa moät muøa hoa. Tuøy thuoäc vaøo söï saùng taïo theo caùch rieâng cuûa ngöôøi göûi, tuøy vaøo söï ña daïng cuûa caùc loaøi hoa coù theå coù ñöôïc- moãi ngöôøi seõ coù nhöõng khaùm phaù baát ngôø thuù vò veà hoa vaø thoâng ñieäp töø hoa…

Leâ Quang Keát

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2009

Ngông Cuồng

Tuổi Trẻ Cười
Thứ Năm, 14/05/2009, 06:11 (GMT+7)

Nguyễn Công Trứ “chọi” thơ với Cao Bá Quát

TTC - Ông “ngông” Nguyễn Công Trứ thỉnh thoảng lại gặp gỡ ông “cuồng” Cao Bá Quát, xem chừng cũng tâm đắc lắm. Một lần hai ông vừa đi vừa đàm đạo văn chương, bỗng có tiếng người trong xóm hát câu ca dao:

Đang khi lửa tắt, bếp vùi
Lợn con kêu khóc, chồng đòi tòm tem!
Bây giờ lửa đỏ bếp nhen
Lợn ăn, con ngủ, tòm tem thì tòm!

Cả hai ông chịu là câu ca dao thật lý thú, rồi thách nhau mỗi người làm một bài thơ diễn đạt cũng cái ý trên nhưng bằng cách của mình.

Ông Trứ đọc trước:

Những lúc vội vàng, chàng cũng muốn...
Bây giờ thong thả, thiếp xin vâng...

Ông Quát cười:

- Thơ bác cũng khá đạt đấy, nhưng chưa “quái chiêu”, lại thừa mất mấy chữ!

- Thế theo ý bác thì nên viết thế nào?

- Theo ngu ý tôi, ta nên viết thế này:

Những lúc vội vàng, gượm!
Bây giờ thong thả, nào!

Ông Trứ vỗ đùi đánh đét:

- Phải!

TTC

Tuổi Trẻ Cười số 378 (ra

Thứ Tư, 6 tháng 5, 2009

Tình lá, duyên quê - Tạp bút của Trần Văn Thưởng

Tạp bút:

TÌNH LÁ, DUYÊN QUÊ

Trần Văn Thưởng.


Ai có ra Huế, cho tôi gửi theo một chút tình! Tôi đã nhận từ người con gái sông Hương chiếc nón bài thơ khắc ghi kỷ niệm những ngày tôi lang thang tìm em trên đất Huế. Tôi còn biết đáp lại gì đây, ngoài một chút tình vương vít trong hồn tôi sau ngày xa Huế? Chếnh choáng từ khúc dạo đầu trên mạng, ngỡ ngàng trong buổi sơ giao nơi đất khách, rồi ngùi ngùi từ độ biệt nhau kẻ cố đô người đất mới. Nón em tặng tôi, hỡi em, làm sao mà đội cho vừa niềm nhớ. Ở ngoài kia, vành nón rộng che khuất bờ vai em, lấy gì để tôi nhìn gương mặt em ngày mưa hôm nắng?


Tôi thật bối rối mỗi khi có ai đó hỏi: “Nón ai?”. Tình thật, nón của trời, nón của mộng. Những đêm dài, tôi lấy nón ra so. Này là giọt nắng, này là giọt mưa, còn này là giọt mồ hôi em. Trên mỗi nếp lá, mỗi nang vành, tôi đều nhìn thấy em. Lá nón thì bạc nhưng lòng cô thợ nón hãy còn son.


Tôi lại hỏi, ai đã tình khi nghĩ ra chiếc tình...tình lá? Câu thơ ép giữa hai lớp lá trong chiếc nón bài thơ là thơ...hay là tình? Thơ thì không phải. Vậy ra nón cũng có tình, giống như tình của cái trống cơm “Khi buồn vỗ cái quên buồn...”


Không biết vào thời của ông Bùi Quang Bặc, người được xem là cha đẻ của sản phẩm nón bài thơ nổi tiếng xứ Huế từ hơn bốn mươi năm trước, thơ trong những chiếc nón lá là thơ như thế nào: thơ tình, vịnh cảnh hay thậm chí chỉ là thơ vè? Còn cô thợ nón khuyết một bàn tay ở Phú Cam tôi đã gặp thì tự tình: “Cái ni mà người ta cũng gọi là thơ!”. Nhưng đều đặn mỗi ngày qua gần suốt ba mươi năm, cô góp nhặt từng vần điệu ráp thành “cái người ta gọi là thơ”, rồi ép vào trong nón lá. Không thơ trong chiếc nón lá, nhưng mỗi lời trong đó như ẩn giấu một điều bí mật nào đó mà người làm nón đã gửi gắm vào. Hay, phải chăng công việc của cô mới chính là thơ?


Tôi nghĩ cô không bận tâm lắm đến những mỹ từ đó. Những người phụ nữ bình dị như cô chỉ có “Bàn tay xây lá, tay xuyên nón” (*) từ ngày này sang ngày nọ, từ nỗi này sang nỗi kia qua suốt cả thời thanh xuân. Đó cũng là cách mà những thôn nữ Huế báo cho mọi người biết sự có mặt thầm lặng của mình trên cõi đời. Và, như Decarter của thế kỷ Ánh Sáng từng nói rằng: “Tôi tư duy nghĩa là tôi tồn tại”; cũng vậy, những thôn nữ Huế quanh năm nhọc nhằn với nghề làm nón: “Tôi chằm nón nghĩa là tôi tồn tại!”. Chừng nào vẫn còn người biết yêu quý đôi tay mình, nghề mình thì chừng đó nghề thủ công truyền thống này mãi còn. Tôi tin như vậy.


Còn em, hỡi cô thôn nữ bên dòng Hương Giang, em đã tự nhìn ra mình chưa vào mỗi buổi mai thức dậy đón vầng dương gối ánh hồng trên đỉnh Ngự Bình, hay mỗi chiều tà thả chiếc nón mang theo điều ước miên man trôi trên dòng nước lững lờ không hẹn điểm cùng? Tôi cần chi tìm thơ hoà điệu với hồn. Nghiêng nón của em cùng với tà áo dài, dù có hơi cũ một chút, đã là hai nửa của một câu lục bát liền vần. Tự bao giờ đã thế, đến tận bây giờ cũng thế. Đó là cái tình...tình lá, nét duyên...duyên quê.


Cám ơn tình em, chiếc nón. Tôi đã không tin vào mắt mình khi nhận chiếc nón lá mong manh mà em đã gửi trọn tuổi thanh xuân của mình vào đó. Một phiên khúc âm trầm trong bản hoà ca rộn ràng vào thời đại số. Chắc hẳn ngày xưa mẹ em cũng đã tình cái tình lá với một ai như em dành cho tôi bây giờ? Ngày xưa-bây giờ, ai người đan vành, ai người xây lá. Chẳng phải em đã bảo muốn được người thương thì cứ về làng nón đan vành để người gái quê xây lá nên duyên đó sao?


Bao giờ thì điều bí mật trong chiếc nón bài thơ hiển lộ? Mãi mãi. Rứa thì cần chi phải soi nắng tìm thơ. À ơ, ai về Diên Đại, Hương Sơ, ghé ngang Phú Mỹ, xuôi về Thuỷ Vân! (**). Về nhé, bởi bây chừ “Vẫn còn núi Ngự bên bờ Hương Giang”.


Rồi thể nào tôi cũng trở lại Huế tìm em. Đó sẽ là một cuộc kiếm tìm hoài vọng nhưng vô cùng thích thú khi lang thang vào những làng nón thấy mọi phụ nữ ở đó đều có thể là em, em của những năm trước và em của nhiều năm sau. Tôi như tìm thấy cuộc đời trong mỗi chiếc nón lá từ làng quê em. À ơi, bà em đã gắn cả cuộc đời vào “nghiệp nón”, rồi mẹ em cũng chẳng phải đã đi gần hết một đời với nghề xây lá đó sao. Làm nón là nghề của một đời người và nón lại mang nhiều cuộc đời. Từ Phú Hồ, qua Diên Đại, đến Dạ Lê, rồi Phú Cam (**), đâu đâu tôi cũng gặp những cuộc đời như thế. Đó là một dòng chảy bất tận, như nước của dòng sông “có mùi thơm” trên miền quê em, khi ở đó sự sống không ngừng luân chuyển qua nhịp điệu bàn tay xây lá và xuyên nón trải dài từ thế hệ này sang thế hệ khác.


(*) Thơ Nguyễn Khoa Điềm

(**) Tên những làng nghề làm nón lá truyền thống của Huế