Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

LỊCH SỬ CÓ THỂ CÓ DẠNG ĐỒNG TÂM?- Lê Quang Kết


LỊCH SỬ CÓ THỂ CÓ DẠNG ĐỒNG TÂM?
     Cậu học trò yêu sử trong tôi lần giở sách xưa và dừng lại trang sử- chỉ một lần và duy nhất- đó là lần Phạt Tống của danh tướng LTK. Phương châm của ông là "Tiên phát chế nhân" (Ý của câu này là ra tay trước thì có thể chiếm thế chủ động và áp đảo được đối phương)...Nhiều sử liệu liên quan văn chương ai cũng biết- đó là thời nhà thơ Vương An Thạch- Tể tướng thời Tống với câu thơ trở thành giai thoại lý thú "Minh nguyệt sơn đầu khiếu/ Hoàng khuyển ngọa hoa tâm" và Đại Việt với bài hịch Phạt Tống Lộ Bố văn của LTK.
     Rất tiếc bài hịch hiện không còn văn bản, thế nhưng có thể hiểu nôm na rằng: Giao chỉ tuy nhỏ đất hẹp người thưa nhưng chúng tôi cũng có thể mang quân chinh phạt Trung Nguyên to lớn đất rộng người đông, và tôi có thể đánh thắng (chiếm Khâm châu, Liêm châu, Ung châu), tôi đánh cho anh biết thế thôi, còn tôi không xâm lược nên tôi rút quân về, hòa hiếu để nhân dân hai nước an bình. Một mặt, Lý Thường Kiệt kể tội các quan nhà Tống mưu xâm chiếm Giao Chỉ nên nhà Lý phải mang quân đánh. Mặt khác, ông lợi dụng mâu thuẫn giữa hai phe bảo thủ (Tư Mã Quang đứng đầu) và cách tân (Vương An Thạch đứng đầu) trong triều đình nhà Tống nhằm chia rẽ địch; ông bài xích những chính sách "thanh miêu", "trợ dịch" của nhà Tống để kích động sự oán hận của dân Tống. Dân Tống thấy lời tuyên cáo đều vui mừng đồng tình, mang rượu thịt ra khao quân Lý. Từ đó mỗi khi dân Tống thấy cờ hiệu Lý Thường Kiệt từ xa đều nói đó là quân của cha họ Lý người nước Nam và cùng nhau bày án bái phục trên đường. Do đó uy danh quân Lý lan rất xa. Lý Thường Kiệt mang đại quân đến vây đánh cuối cùng hạ được Ung châu như dự định ông đặt ra ban đầu. Phá thành xong, triệt hạ cơ sở quân sự chuẩn bị nam xâm của nhà Tống, Lý Thường Kiệt rút quân về Đại Việt.
     Lịch sử có các dạng đồng tâm, 10 năm, 50 năm,100 năm, 1000 năm...- lịch sử các dân tộc có thể lặp lại với quy mô và sự thể khác...BIẾT ĐÂU LẦN NÀY LỊCH SỬ LẠI ĐỒNG TÂM?

Không có nhận xét nào: