Lê Quang Kết
Ngày nhỏ cô giáo kể Sự tích trầu cau. Truyền thuyết tự ngàn xưa mà lời cô lung linh huyền ảo. Có ba người yêu nhau hóa thân vào miếng trầu mặn nồng hương vị quê hương. Trầu tình , trầu nhân, trầu nghĩa. Trầu son sắt thủy chung. Trầu cội nguồn dân tộc. Trầu cau dài theo đất nước. Dân gian từ bao đời truyền tụng: - Có miếng trầu cho nhân duyên hạnh phúc: “ Trầu xanh cau trắng chay hồng/ Vôi pha với nghĩa thuốc nồng với duyên”. Có miếng trầu trao lời ngỏ ý: “ Có trầu mà chẳng có cau/ Làm sao cho đỏ môi nhau thì làm”. Có miếng trầu công cha nghĩa mẹ ơn thầy: “Ai về cho gởi buồng cau/ Buồng trước cha mẹ buồng sau kính thầy”. Có miếng trầu về lẽ ghét thương ở đời: “ Thương nhau cau sáu bửa ba/ Ghét nhau cau sáu bửa ra làm mười”. Lại có miếng trầu bẽ bàng trách phận của nữ sĩ Hồ Xuân Hương: “ Có phải duyên nhau thì thắm lại/ Đừng xanh như lá bạc như vôi”…
Một đời người sinh ra, lớn khôn, tuổi già và cuối cùng về với đất trời; lá trầu trái cau luôn cùng hiện hữu. Khóc tiếng chào đời mẹ têm miếng trầu van vái mụ, miệng lâm râm khấn thầm: Mong con tôi da mềm chân cứng, mong con tôi khôn lớn thành người. Tuổi nhỏ tập tễnh theo mẹ theo bà tới đâu cũng gặp trầu cau. Miếng trầu thắm môi nặng nghĩa. Gặp nhau mời nhau không cần chi cao lương mỹ vị chỉ miếng trầu thôi đủ thắm tình. Vườn nhà ngoại tôi đầy cau. Những hàng cau thẳng tắp, cao vót trồng cách nhau vừa sải tay. Tuổi thơ tôi đầy ắp những kỷ niệm cau. Đêm trăng sáng hương cau ngàn ngạt, lũ chúng tôi nô đùa thỏa thích dưới bóng cau. Gióng hàng cau, đếm cau, tập trèo cau, lượm mo cau, đuổi bắt nhau quanh gốc cau mãi không chán…
Quê tôi có làng Nam Phổ nổi tiếng cau ngon. Không hiểu người nghệ sĩ dân gian nào đã ứng tác câu thú vị để trêu cô gái quê: “ Con gái Nam Phổ ở lổ trèo cau”. Gặp thiếu nữ Nam Phổ xuân thì, bông đùa câu ấy họ bấm nhau cười vui khúc khích. Biết bao chuyện trầu cau được dân làng truyền tụng. Mẹ kể rằng : Thuở vừa tuổi tròn trăng, nội đã cho người mối mai lễ dạm. Cau họ trai đi tới mấy buồng. Buồng nào cũng sai trái, xanh mượt căng tròn, đếm đủ đôi tròn trăm. Cau phải đủ trăm tình duyên mới sâu rễ bền gốc, ăn ở với nhau đến ngày răng long bạc tóc. Cau Nam Phổ, trầu chợ Dinh, vôi chợ Quán, chợ Cầu ăn vào nồng say đỏ bừng mặt suốt cả buổi… -“Ru em em théc cho muồi/ Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu/ Mua vôi chợ Quán chợ Cầu/ Mua cau Nam Phổ mua trầu chợ Dinh/ Chợ Dinh bán áo con trai/ Triều Sơn bán nón Mậu Tài bán kim…”. Mỗi năm mùa cau chín rộ. Thợ leo cau được mời tới. Họ thoăn thoắt trèo lên chót ngọn khéo tay lột từng buồng gióng dây thòng xuống rồi tự bấu tàu lá chuyền sang cây khác. Thợ trèo cau giỏi búng ngọn chuyền hết vườn chẳng thèm tụt đất. Những nghệ nhân trèo cau làm trò đu bay trên từng ngọn cau như xiếc…
Làng tôi ngày trước có cụ Xuyên mê cau mê trầu. Số là cụ nối dõi tông đường cho một dòng họ vọng tộc. Đến đời cụ ông chỉ còn một thân một mình. Nhà cửa vườn tược sa sút, ngoại tứ thập vẫn chẳng người thừa tự hương khói “ Bất hiếu hữu tam vô hậu chi đại”… Người chưa già mà lo nghĩ bạc cả đầu. Miệng đời lắm tiếng thị phi, bày đủ chuyện đơm đặt- dòng họ ấy xưa thất nhơn thất đức nay khổ lụy đời tay Xuyên. Lo nghĩ chẳng tới đâu cụ Xuyên bỏ ngoài tai mọi lời dèm pha đàm tiếu- chỉ lo chăm dây trầu vườn cau. Cứ mỗi cây cau cụ trồng đối diện hàng vông cho dây trầu leo. Hàng ngày tưới tắm chăm sóc như những đứa con yêu. Cau trầu nhà cụ Xuyên từ dạo đó nổi tiếng khắp vùng- lá dày trái sai ngon thơm ai cũng tìm mua cho cúng giỗ cưới xin. Gần tuổi “ tri thiên mệnh”, bất ngờ vợ cụ sinh hạ một đôi nam. Vợ chồng quyết định đặt tên hai anh là Mộng, Mị. Chẳng hiểu có điều chi thiêng liêng huyền bí từ trầu cau hay là quý nhân phò trợ mà cả hai anh- người nào cũng khôi ngô tuấn tú, học giỏi nhất làng. Cau trầu nhà cụ xuyên ngày càng sum xuê và gia đình ngày một khấm khá- ăn nên làm ra. Người làng lại vẽ vời thêm chuyện đồng bóng dị đoan chỉ thầy giáo Khỏa là đinh chắc: chẳng thần thánh chi mô, nhờ trầu nhờ cau đó thôi, có tiền có của có con rồi ấm êm hạnh phúc…
Rồi mùa cau chín, những chiều buồn lặng lẽ một mình tôi lững thững ra vườn sau. Cau mới lột buồng chưa kịp hồi sức trông lên thoáng chút ngậm ngùi. Văng vẳng xa đưa một giọng hò não nề thương nhớ: “ Rồi mùa toóc rạ rơm khô/ Bạn về quê bạn biết nơi mô mà tìm”. Ngoại tôi chạnh buồn kể chuyện xưa: Câu hò ấy liên đới với mùa lúa mùa cau. Ngày ấy làng ngoại tôi nhiều lúa nhiều cau. Làng cau sai đẻ gái xinh. Mỗi năm mùa lúa chín rước thợ gặt về làng. Những chàng thợ gặt trẻ trai thoăn thoắt, xốc vác khỏe như vâm. Xóc bó lúa bỏ lên vai nhẹ tênh như trở bàn tay. Gánh lúa nặng ruộng xa về mồ hôi không tháo. Vụ lúa vừa xong mùa cau rộ năm ấy, có thôn nữ đẹp nhất làng cau dối mẹ ra chợ xa nhưng chờ mãi – nàng biền biệt không về. Người làng đồn rằng: cô đi theo tiếng gọi con tim, phải lòng chàng thợ gặt trai trẻ ngày nọ. Từ đó dân làng cải biên hò trại ra: “ Rồi mùa toóc rạ rơm khô/ Bạn về quê bạn nơi mô em cũng tìm”…
Cau trầu đã đính chặt cho bao tình duyên đôi lứa. Trải bao thăng trầm lịch sử – văn hóa, nhiều tập quán cũ lạc hậu bị xóa bỏ, tẩy chay duy trầu cau vẫn còn nguyên vẹn. Son phấn đương đại và nhiều thứ khác đang làm mất dần cái duyên ăn trầu của bao thiếu nữ nhưng trên nhiều vùng đất nước- việc cúng giỗ gia đình, dòng tộc đến những lễ hội văn hóa cộng đồng; trái cau, lá trầu, cơi trầu mãi là văn hóa vật thể thiêng liêng không thể thiếu vắng trên bàn thượng thờ phụng tổ tiên…
ĐT: 063 717123- 0907 615510
Email: lequangket54@yahoo.com.vn
Một đời người sinh ra, lớn khôn, tuổi già và cuối cùng về với đất trời; lá trầu trái cau luôn cùng hiện hữu. Khóc tiếng chào đời mẹ têm miếng trầu van vái mụ, miệng lâm râm khấn thầm: Mong con tôi da mềm chân cứng, mong con tôi khôn lớn thành người. Tuổi nhỏ tập tễnh theo mẹ theo bà tới đâu cũng gặp trầu cau. Miếng trầu thắm môi nặng nghĩa. Gặp nhau mời nhau không cần chi cao lương mỹ vị chỉ miếng trầu thôi đủ thắm tình. Vườn nhà ngoại tôi đầy cau. Những hàng cau thẳng tắp, cao vót trồng cách nhau vừa sải tay. Tuổi thơ tôi đầy ắp những kỷ niệm cau. Đêm trăng sáng hương cau ngàn ngạt, lũ chúng tôi nô đùa thỏa thích dưới bóng cau. Gióng hàng cau, đếm cau, tập trèo cau, lượm mo cau, đuổi bắt nhau quanh gốc cau mãi không chán…
Quê tôi có làng Nam Phổ nổi tiếng cau ngon. Không hiểu người nghệ sĩ dân gian nào đã ứng tác câu thú vị để trêu cô gái quê: “ Con gái Nam Phổ ở lổ trèo cau”. Gặp thiếu nữ Nam Phổ xuân thì, bông đùa câu ấy họ bấm nhau cười vui khúc khích. Biết bao chuyện trầu cau được dân làng truyền tụng. Mẹ kể rằng : Thuở vừa tuổi tròn trăng, nội đã cho người mối mai lễ dạm. Cau họ trai đi tới mấy buồng. Buồng nào cũng sai trái, xanh mượt căng tròn, đếm đủ đôi tròn trăm. Cau phải đủ trăm tình duyên mới sâu rễ bền gốc, ăn ở với nhau đến ngày răng long bạc tóc. Cau Nam Phổ, trầu chợ Dinh, vôi chợ Quán, chợ Cầu ăn vào nồng say đỏ bừng mặt suốt cả buổi… -“Ru em em théc cho muồi/ Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu/ Mua vôi chợ Quán chợ Cầu/ Mua cau Nam Phổ mua trầu chợ Dinh/ Chợ Dinh bán áo con trai/ Triều Sơn bán nón Mậu Tài bán kim…”. Mỗi năm mùa cau chín rộ. Thợ leo cau được mời tới. Họ thoăn thoắt trèo lên chót ngọn khéo tay lột từng buồng gióng dây thòng xuống rồi tự bấu tàu lá chuyền sang cây khác. Thợ trèo cau giỏi búng ngọn chuyền hết vườn chẳng thèm tụt đất. Những nghệ nhân trèo cau làm trò đu bay trên từng ngọn cau như xiếc…
Làng tôi ngày trước có cụ Xuyên mê cau mê trầu. Số là cụ nối dõi tông đường cho một dòng họ vọng tộc. Đến đời cụ ông chỉ còn một thân một mình. Nhà cửa vườn tược sa sút, ngoại tứ thập vẫn chẳng người thừa tự hương khói “ Bất hiếu hữu tam vô hậu chi đại”… Người chưa già mà lo nghĩ bạc cả đầu. Miệng đời lắm tiếng thị phi, bày đủ chuyện đơm đặt- dòng họ ấy xưa thất nhơn thất đức nay khổ lụy đời tay Xuyên. Lo nghĩ chẳng tới đâu cụ Xuyên bỏ ngoài tai mọi lời dèm pha đàm tiếu- chỉ lo chăm dây trầu vườn cau. Cứ mỗi cây cau cụ trồng đối diện hàng vông cho dây trầu leo. Hàng ngày tưới tắm chăm sóc như những đứa con yêu. Cau trầu nhà cụ Xuyên từ dạo đó nổi tiếng khắp vùng- lá dày trái sai ngon thơm ai cũng tìm mua cho cúng giỗ cưới xin. Gần tuổi “ tri thiên mệnh”, bất ngờ vợ cụ sinh hạ một đôi nam. Vợ chồng quyết định đặt tên hai anh là Mộng, Mị. Chẳng hiểu có điều chi thiêng liêng huyền bí từ trầu cau hay là quý nhân phò trợ mà cả hai anh- người nào cũng khôi ngô tuấn tú, học giỏi nhất làng. Cau trầu nhà cụ xuyên ngày càng sum xuê và gia đình ngày một khấm khá- ăn nên làm ra. Người làng lại vẽ vời thêm chuyện đồng bóng dị đoan chỉ thầy giáo Khỏa là đinh chắc: chẳng thần thánh chi mô, nhờ trầu nhờ cau đó thôi, có tiền có của có con rồi ấm êm hạnh phúc…
Rồi mùa cau chín, những chiều buồn lặng lẽ một mình tôi lững thững ra vườn sau. Cau mới lột buồng chưa kịp hồi sức trông lên thoáng chút ngậm ngùi. Văng vẳng xa đưa một giọng hò não nề thương nhớ: “ Rồi mùa toóc rạ rơm khô/ Bạn về quê bạn biết nơi mô mà tìm”. Ngoại tôi chạnh buồn kể chuyện xưa: Câu hò ấy liên đới với mùa lúa mùa cau. Ngày ấy làng ngoại tôi nhiều lúa nhiều cau. Làng cau sai đẻ gái xinh. Mỗi năm mùa lúa chín rước thợ gặt về làng. Những chàng thợ gặt trẻ trai thoăn thoắt, xốc vác khỏe như vâm. Xóc bó lúa bỏ lên vai nhẹ tênh như trở bàn tay. Gánh lúa nặng ruộng xa về mồ hôi không tháo. Vụ lúa vừa xong mùa cau rộ năm ấy, có thôn nữ đẹp nhất làng cau dối mẹ ra chợ xa nhưng chờ mãi – nàng biền biệt không về. Người làng đồn rằng: cô đi theo tiếng gọi con tim, phải lòng chàng thợ gặt trai trẻ ngày nọ. Từ đó dân làng cải biên hò trại ra: “ Rồi mùa toóc rạ rơm khô/ Bạn về quê bạn nơi mô em cũng tìm”…
Cau trầu đã đính chặt cho bao tình duyên đôi lứa. Trải bao thăng trầm lịch sử – văn hóa, nhiều tập quán cũ lạc hậu bị xóa bỏ, tẩy chay duy trầu cau vẫn còn nguyên vẹn. Son phấn đương đại và nhiều thứ khác đang làm mất dần cái duyên ăn trầu của bao thiếu nữ nhưng trên nhiều vùng đất nước- việc cúng giỗ gia đình, dòng tộc đến những lễ hội văn hóa cộng đồng; trái cau, lá trầu, cơi trầu mãi là văn hóa vật thể thiêng liêng không thể thiếu vắng trên bàn thượng thờ phụng tổ tiên…
Đã bao mùa cau chín tôi chưa kịp về quê xưa. Ôi!Miếng trầu cay say, hoa cau rụng trắng, hương cau ngàn ngạt lòng tôi vương vấn mãi…
______________________________________________________________________
Lê Quang Kết, Trường Trung học kỹ thuật và dạy nghề Bảo Lộc, Lâm Đồng______________________________________________________________________
ĐT: 063 717123- 0907 615510
Email: lequangket54@yahoo.com.vn
2 nhận xét:
Chao ban,
Hom nay tinh co doc doan van "huong cau vuong van "cua ban viet co ten la Le quang Ket,Ho ngoai toi cung la le quang o Hue, khong biet ban que o lang nao va co ba con gi voi tui nay khong , toi que ngoai o lang Tien Non, Phu Mau, Phu Vang tinh Thua Thien,
Mong duoc biet va lam quen voi ban,Than ai Don Nhan Vo
Chào,
Xin lỗi, Tôi không biết phải gọi là bác ,chú hay anh
Tôi có thể biết con số 54 trên email có thể là tuổi hay năm sinh ạ ? chỉ để dễ xưng hô.
Thóang đọc bài Hương cau vương vấn và chợt nhớ đến miếng cau mà đã lâu không được thưởng thức cho dù không phải mình là người hay ăn trầu nhưng đôi lúc đi theo mẹ khi xưa được thử ,cái vị cay ban đầu của vôi,của lá trầu đã làm mình say lâng lâng và môi mình được nhuộm màu đỏ thật thú vị.....
xin được chia sẻ một chút suy nghĩ của mình qua bài đọc trên,
Chúc một ngày vui vẻ !
Loanxuan Dang,
Đăng nhận xét